Trong danh sách các loại gỗ quý được sử dụng trong thiết kế nội thất không thể không kể đến gỗ Cẩm Lai.
Tất tần tật các sản phẩm được làm từ loại gỗ này luôn nhận về phản hồi tốt về chất lượng lẫn độ thẩm mỹ.
Tuy nhiên nếu là tay mơ thì có thể bạn sẽ bị đánh tráo loại gỗ này với hàng thứ cấp hơn. Do đó hãy tìm hiểu kỹ hơn để nhận diện cho chuẩn xác.
Đôi nét về gỗ Cẩm Lai
Cẩm Lai là loại gỗ được ưa chuộng tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, không chỉ đẹp về hình thức, còn mang lại giá trị cao về kinh tế.
Duy Khôi Decor sẽ thông tin đến mọi người toàn bộ các đặc tính của loại gỗ này để hiểu vì sao chúng lại có giá đắt đến như vậy.
a) Gỗ Cẩm Lai là gỗ gì?
Cẩm Lai còn có tên gọi khác của loại gỗ này là Trắc Lai và được xếp vào họ đậu.
Thân cây có thể cao từ 15 đến 30 mét khi trưởng thành, chiều rộng của cây một người ôm không xẻ, quả chứa 1 đến 2 hạt, khi đến độ chín có màu nâu đen.
Giống cây này thường mọc tự nhiên tại các vùng nhiệt đới điển hình như là tại Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
Gỗ trắc lai Việt Nam thường có nguồn gốc từ các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
b) Đặc điểm goỗ Cẩm Lai
Có một điều cần lưu ý là các đường vân của gỗ trắc lai thường nhỏ và vô cùng đặc biệt, các thớ gỗ rắn chắc mang đến cảm giác các đường viền uốn lượn.
Chính vì vẻ đẹp của các đường vân này đã mang lại giá trị kinh tế không nhỏ.
Thường thì để khai thác gỗ cần 9 đến 10 năm khi cây có đường kính 1 mét và chiều cao khoảng 25 mét.
Do đặc tính sinh trưởng chậm và số lượng có hạn nên chúng đang được xếp vào danh sách các loài thực vật quý hiếm trên thế giới.
Ngoài ra thì loại gỗ này còn mang những đặc trưng riêng như:
- Về mùi hương gỗ mang một mùi đặc biệt, nó khác biệt số với các loại gỗ cẩm khác. Mùi thường không quá nồng, dịu dàng dễ chịu với người dùng và còn giúp chúng tiêu diệt được côn trùng.
- Phân bố theo vùng miền, ngoài những mùi hương đặc sắc, Cẩm Lai còn phân biệt bằng khu vực sinh sống của chúng. Hiện tại 2 tỉnh có số lượng Cẩm Lai cao nhất chính là Vũng Tàu và Lào Cai.
- Về vân gỗ các loài Cẩm Lai thường được đặt tên dựa trên vân của nó. Các vân phân theo từng chùm được gọi là Cẩm Lai mây, các vân đan xen lẫn nhau và có kích thước lớn thì được gọi là gỗ cầm phèo, gỗ cẩm báo thì có các đường vân hệt như da báo.
c) Cẩm Lai thuộc nhóm mấy?
Hiện nay Cẩm Lai đang là nhóm thực vật quý hiếm được sách đỏ thế giới bảo tồn, cây thuộc nhóm IA.
Có rất nhiều cách phân loại, thường thì nó được phân theo vùng sinh sống như là gỗ Cẩm Lai Châu Phi, gỗ Cẩm Lai Campuchia và Việt Nam.
Tuy nhiên theo nhiều nhà khoa học thì chúng được phân thành hai loại chính là đen và đỏ.
Hiện nay Cẩm Lai đang được tận dụng để làm đồ nội thất như tủ, bàn ghế và các vật phẩm trang trí trong nhà.
d) Nguồn gốc cây gỗ Cẩm Lai
Các loại Cẩm Lai thường ưa ẩm và ưa sáng, chúng cũng có thể chịu được nhiệt độ cao.
Loại gỗ này thì được phát hiện từ rất lâu và lần đầu nó phát hiện tại các nước Đông Nam Á.
Một trong những tỉnh phát hiện loại gỗ này đầu tiên ở nước ta chính là Vũng Tàu và sau đó là rải rác ở một số tỉnh trên cả nước
Cách nhận biết gỗ Cẩm Lai từ thợ lâu năm
Thường thì các dân chơi gỗ chuyên nghiệp sẽ có 2 hình thức nhận biết được đó có phải Cẩm Lai hay không.
Đầu tiên chính là vân của nó. Các loại Cẩm Lai thường có một đường vân độc nhất vô nhị điều này là đặc trưng nhận biết của loại gỗ này
Thứ hai chính là mùi hương loại mùi nhẹ nhàng và thoang thoảng là đặc điểm nổi bật của loại gỗ này mà ít có loại gỗ nào có đặc điểm như vậy.
Tuy nhiên cần có kinh nghiệm mới có thể dựa vào các đặc tính này để đoán tuổi cây cũng như định giá chính xác.
Phân loại Cẩm Lai chi tiết
Như chúng tôi đã nói ở trên Cẩm Lai thường được các nhà khoa học phân ra thành 2 loại chính và theo đặc tính riêng mà giá thành của chúng cũng có sự khác biệt.
1/ Gỗ Cẩm Lai đỏ
Cẩm Lai đỏ là một loại có giá trị cao và đang tuyệt chủng hiện nay.
Thân gỗ càng cao năm, giá trị của nó càng lớn. Cấu trúc chắc chắn và có mùi thơm đặc biệt nên chúng có giá khá cao.
2/ Gỗ Cẩm Lai đen
Mặc dù không có giá trị bằng loại Cẩm Lai đỏ tuy nhiên Cẩm Lai đen vẫn có giá trị sử dụng cao khi các đường vân của nó vẫn rất đẹp, cấu trúc và mùi hương không khác gì nhiều so với người anh em của mình.
Ngoài ra chúng còn giúp đuổi côn trùng và chưa các bệnh liên quan đến tim mạch.
3/ Gỗ Cẩm Lai Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều tỉnh thành của nước ta đang trồng loại cây này, cụ thể là Tây Nguyên, Bà Rịa, Gia Lai, Ninh Thuận , Đăk Lăk.
Người Việt Nam rất ưa chuộng loại gỗ này, bởi vì chúng dễ dàng để làm đồ nội thất và thường có tuổi thọ khá lâu.
Chính vì vậy giá gỗ Cẩm Lai Việt Nam có thể dao động từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu.
4/ Cẩm Lai Nhập khẩu
Vì những nhu cầu tiêu dùng về loại gỗ này trong những năm qua đang tăng cao nên lượng gỗ trong nước không đủ để tiêu dùng.
Việt Nam đang nhập các dòng gỗ từ nhiều quốc gia như Nam Phi, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Nam Mỹ và Indonesia.
Gỗ Cẩm Lai có tốt không?
Một loại gỗ có nhiều công dụng và thường có giá trị sử dụng rất lâu như Cẩm Lai thường có nhiều ưu điểm hơn là nhược điểm.
Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của của nó và sau đây Duy Khôi Decor sẽ điểm qua các mặt ưu và nhược của loại gỗ này.
a) Ưu điểm của Cẩm Lai
Cẩm Lai có giá đắt là vì những đặc tính nổi bật của chúng:
- Loại gỗ này thường có độ cứng rất cao, chính vì vậy các tác động vật lý thường khó ảnh hưởng đến các sản phẩm được làm từ cây Cẩm Lai
- Thớ gỗ mịn và bóng, tăm gỗ nhẵn mịn, mật độ các sớ thường rất dày
- Các loài côn trùng như mối, một thường rất khó tác động vào loại gỗ này
- Mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, có tác dụng thư giãn cao.
- Thường rất dễ để đánh bóng mịn vì nó có tinh dầu sẵn
- Các loại sản phẩm của loại gỗ này cũng đa dạng và không kém phần đặc sắc
b) Nhược điểm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng không thể phủ nhận dòng gỗ này cũng có một số hạn chế nhất định:
- Đây là một trong những loại gỗ quý hiếm nhất thế giới chính vì vậy giá thành để sở hữu nó cũng vô cùng cao
- Các sản phẩm được làm từ loại gỗ này dễ bị nhầm lẫn đối với những người không chuyên trong lĩnh vực gỗ quý hiếm
c) Tuổi thọ của gỗ Cẩm Lai là bao nhiêu?
Một cây Cẩm Lai thường mất vài chục năm hoặc hơn để phát triển và trưởng thành.
Chính vì vậy đối với các mặt hàng được sản xuất từ loại gỗ này thường có giá trị sử dụng rất lâu, có thể lên tới vài trăm năm.
Đặc biệt ở một số loại Cẩm Lai nhất định vì khả năng chịu nhiệt và độ bền rất cao nên nó có thể tồn tại lên đến cả nghìn năm.
Giá gỗ Cẩm Lai hiện nay
Đối với các chuyên gia trong lĩnh vực đồ gỗ các sản phẩm được làm từ Cẩm Lai thường có giá rất cao. Giá gỗ tùy thuộc vào tuổi thọ và kích thước của chúng.
Thường thì với một tấm gỗ có đường kính 30cm có giá từ 80 đến 100 triệu đồng.
Nếu đang thắc mắc gỗ Cẩm Lai giá bao nhiêu 1kg thì câu trả lời là từ 600 đến 800 nghìn đồng một ký Cẩm Lai đỏ,.
Các sản phẩm Cẩm Lai đen thường có giá thấp hơn 100 đến 300 nghìn một kg gỗ.
Gỗ Cẩm Lai dùng để làm gì?
Thường thì Cẩm Lai hay dùng để thiết kế nội thất như bàn ghế, gỗ hay cửa nhưng với vài nghệ nhân điêu khắc Cẩm Lai như một món vật phẩm quý hiếm để họ có thể tạo ra các tuyệt tác từ nó.
Bàn ghế, tủ đồ, giường, kệ bếp, sập gụ, bàn trà… sử dụng Cẩm Lai làm nguyên liệu đều tạo nên những thành phẩm có giá trị cao, đẹp mắt, sang trọng và nâng tầm cho ngôi nhà của bạn.
Thêm vào đó Cẩm Lai còn được dùng để lát sàn, ốp tường, làm cửa số, cửa chính… để tăng thêm sự sang trọng và đẳng cấp của gia chủ.
Ngoài ra Cẩm Lai còn có tác dụng xua đuổi côn trùng một số loại còn có thể làm thuốc đông y giúp chữa các bệnh liên quan tới xương khớp.
Lời kết
Giá trị mà gỗ Cẩm Lai đem lại là rất lớn nhưng với việc khai thác quá nhiều khiến cho loại gỗ này đang ngày một khan hiếm hơn.
Đây cũng là nguyên nhân đẩy giá thành của chúng tăng lên chóng mặt.
Chính vì thế nên nếu có nhu cầu sử dụng thì bạn cần đảm bảo đến địa chỉ uy tín để có thể mua được sản phẩm tốt nhất.
Để lại một bình luận